Cách vẽ sân cầu lông và cách đánh vạch sân cầu lông là những thắc mắc mà nhiều người chơi thường quan tâm. Chính vì vậy trong nội dung bài chia sẻ sau đây, Kuno Việt Nam sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết và hướng dẫn cụ thể nhất.
Lý do tại sao bạn cần biết cách vẽ sân cầu lông theo đúng tiêu chuẩn?
Thực tế, khi chơi cầu lông với mục đích giải trí hoặc rèn luyện sức khỏe, không nhất thiết phải có sân cầu lông đạt chuẩn. Tuy nhiên, khi tham gia tập luyện và thi đấu cầu lông chuyên nghiệp, sân cầu lông có kích thước chuẩn trở nên cực kỳ quan trọng.
Kích thước chuẩn sẽ giúp trận đấu diễn ra theo luật, đảm bảo sự công bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc xác định người chiến thắng khi thi đấu cầu lông.
Xem ngay: Luật đánh cầu lông cơ bản dành cho người mới chơi
Kích thước một sân đánh cầu lông chuẩn hiện nay
Trong quy định thi đấu cầu lông, bộ môn này được phân thành hai loại: đánh đơn và đánh đôi. Do đó, kích thước sân cũng được phân chia thành hai loại: sân cầu lông đánh đơn và sân cầu lông đánh đôi. Dưới đây, Kuno sẽ giới thiệu chi tiết về kích thước của từng loại sân cầu lông:
Kích thước sân cầu lông đánh đơn
Theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế giới, kích thước sân cầu lông đánh đơn đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế gồm:
- Chiều dài sân đấu: 13,40m.
- Chiều rộng sân cầu lông đơn: 5,18m (trừ hai đường bên so với sân đôi).
- Đường chéo sân: 14,30m.
- Đường biên có độ dày 4cm và thường được kẻ bằng màu trắng hoặc màu vàng để phân biệt với màu nền sân.
- Kích thước sân cầu lông được tính từ mép ngoài của đường biên này đến mép ngoài của đường biên kia.
Kích thước sân cầu lông đánh đôi
Theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF), kích thước sân cầu lông đánh đôi đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc tế bao gồm:
- Tổng chiều dài sân đánh đôi: 13,40m.
- Chiều rộng của sân cầu lông đánh đôi: 6,1m.
- Đường chéo sân: 14,70m.
- Đường biên có độ dày 4cm và thường được kẻ bằng màu trắng hoặc màu vàng để phân biệt với màu nền sân.
- Kích thước sân cầu lông đánh đôi được tính từ mép ngoài của đường biên này đến mép ngoài của đường biên kia.
Trong thực tế, các sân cầu lông thường được sử dụng cho cả đánh đơn và đánh đôi. Ngoài ra, sân cầu lông phải đáp ứng một số quy định nữa:
- Phần trên không của sân thấp nhất là 9m, và có ít nhất khoảng trống 2m xung quanh sân mà không có vật cản.
- Khoảng cách giữa hai sân cầu lông sát nhau ít nhất phải là 2m.
- Tường bao xung quanh sân cầu lông nên có màu sắc tối và sân phải kín không để gió xâm nhập.
Xem ngay: Chiều cao lưới cầu lông theo tiêu chuẩn quốc tế mới nhất
Một số đường kẻ vạch cần nắm rõ trong cách vẽ sân cầu lông
Dưới đây là 5 đường vạch cơ bản trên sân cầu lông:
- Baseline: Đường này nằm song song và cách xa nhất lưới trên sân, xác định chiều dài sân cầu lông.
- Center line: Đường thẳng vuông góc với baseline, chia sân làm hai nửa trái và phải, quy định vị trí giao cầu của người chơi.
- Doubles sideline: Đường giới hạn chiều ngang khi đánh đôi, song song với Center line.
- Single sideline: Cách Doubles sideline 4,6 cm về phía trong, giới hạn chiều ngang khi đánh đơn.
- Short service line: Vạch giao cầu ngắn, mỗi sân cầu lông có 2 vạch này, cách lưới 1,98 m.
- Long service line: Vạch giao cầu dài, cách lưới khoảng 5,94 m.
Phạm vi giao và nhận cầu giới hạn bởi đường trung tâm, vạch giao cầu ngắn và đường biên sân.
Xem ngay: Hướng dẫn cách hàn vợt cầu lông bị gãy đơn giản
Hướng dẫn vẽ sân cầu lông theo đúng kích thước
Nếu bạn đã biết kích thước chuẩn của sân cầu lông như đã nêu, liệu bạn đã sẵn sàng để tự vẽ một sân cầu lông chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây của chúng tôi.
Để vẽ sân cầu lông, bạn cần chuẩn bị các vật liệu sau:
- Một phần đất phẳng với kích thước tối thiểu là 17,4 x 10,1 mét (dài x rộng), và ít nhất phải có khoảng trống 2 mét xung quanh sân.
- Một chiếc thước dây có chiều dài 30 hoặc 50 mét.
- Một số cuộn băng dính dùng để dán trên sàn.
- Một cái xô nước vôi hoặc sơn.
- Một con lăn sơn nhỏ hoặc cây chổi nhỏ để quét sơn.
- Nếu có ít nhất 2 người cùng làm việc, thì sẽ dễ dàng hơn.
Tiếp theo, bạn sẽ sử dụng thước dây để đo và đánh dấu các điểm trên khung chính của sân cầu lông. Sử dụng băng dính để tạo ra khung cho đường biên của sân và sử dụng sơn hoặc nước vôi để quét ra đường biên của sân. Sau đó, tiếp tục đo và kẻ các đường bên trong sân thi đấu cầu lông.
Cuối cùng, sau khi lớp sơn đã khô, bạn có thể bóc băng dính và công việc kẻ sân cầu lông sẽ hoàn thành. Lưu ý rằng, hướng dẫn này chỉ áp dụng cho việc vẽ trên mặt đất hoặc bê tông, và bạn cũng có thể thực hiện tương tự trên các mặt sân khác.
Lưu ý khi vẽ sân cầu lông để đảm bảo đạt tiêu chuẩn
Để vẽ sân cầu lông đẹp và chuẩn, ngoài việc biết kích thước, cần thực hiện các bước sau:
- Gia công nền từ bê tông nhựa Asphants.
- Làm phẳng bề mặt sân.
- Thi công lớp cao su Novaresuface gồm 2 lớp: Novaresuface và hỗn hợp với cát thạch anh mịn.
- Phủ lớp đầu và lớp sau cách nhau khoảng 8 tiếng, sau đó vẽ sân cầu lông khi lớp bề mặt đã cứng vững.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách vẽ sân cầu lông bắt đầu từ việc chuẩn bị vật liệu và đo kích thước cho đến thi công lớp bề mặt sân. Việc thực hiện đúng quy trình và chuẩn mực sẽ giúp bạn có một sân cầu lông đẹp và chuẩn mực. Hy vọng thông tin này của Kuno sẽ hữu ích cho bạn trong việc tạo ra một sân cầu lông hoàn hảo nhất.
Tác giả: Kuno Việt Nam
Kuno là thương hiệu Việt Nam chuyên sản xuất và phân phối vợt cầu lông và phụ kiện thể thao, Kuno cung cấp các sản phẩm uy tín và chất lượng. Với sự am hiểu về lĩnh vực này, chúng tôi mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Kuno Việt Nam không chỉ là đơn vị cung cấp sản phẩm, mà còn là người bạn đồng hành đáng tin cậy, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các sản phẩm và cách sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.
Số điện thoại: 0969.905.622
Email: kunosportvn@gmail.com
Địa chỉ: KDT Gleximco Lê Trọng Tấn , Quận Hà Đông, Hà Nội