Luật đánh cầu lông đôi bạn cần nắm rõ

Chia sẻ

Trong thi đấu cầu lông thì không có quá nhiều hình thức tuy nhiên đánh cầu lông đôi là hình thức thi đấu khá phổ biến. Vậy luật đánh cầu lông đôi có điều gì khác biệt so với đánh đơn? Cùng tìm hiểu ngay. 

Với hình thức đánh cầu lông đôi có những lưu ý mà bạn cần phải quan tâm. Những quy luật này bao gồm những gì? Cùng Kuno Việt Nam tham khảo ngay bài viết dưới đây để khi thi đấu cầu lông đôi bạn có thể thực hiện đúng luật nhé!

Quy định về kích thước sân cầu lông theo tiêu chuẩn

Trước tiên để tìm hiểu về luật đánh đôi cầu lông thì bạn cần biết kích thước tiêu chuẩn về sân để thi đấu hiện nay như thế nào. 

Kích thước chuẩn của sân cầu lông

Kích thước chuẩn của sân cầu lông

Thông thường sân đánh cầu lông đôi thường có chiều rộng tối đa là 6,1m, và chiều dài là 13,4m. Đây là quy định được áp dụng chung cho hầu hết các trận thi đấu cầu lông hiện nay. 

Ngoài ra phần sân phát cầu chỉ được giới hạn trong phần vạch được chia ở giữa sân. Đặc biệt lưới có độ cao 1,55m tính từ biên và 1,524m tính ở giữa theo như tiêu chuẩn quốc tế. 

Xem ngay: Hướng dẫn cách chọn vợt cầu lông cho người mới chơi chi tiết từ A – Z

Những khái niệm trong thi đấu cầu lông đôi

Để thi đấu đúng luật đánh cầu lông đôi thì bạn cần biết chính xác được những khái niệm cơ bản có trong thi đấu cầu lông đôi. Một số khái niệm cần quan tâm bao gồm:

  • Vận động viên thi đấu: là chỉ những người tham gia đăng ký, trực tiếp thi đấu cầu lông.
  • Hình thức thi đấu: thông thường một trận đấu có đấu đơn và đấu đôi, đấu nam-nam, nam-nữ, nữ-nữ,… 

Luật chơi cầu lông và cách tính điểm

Một pha cầu trong thi đấu

  • Đội phát cầu: là đội có quyền được giao cầu trước
  • Đội nhận cầu: là đội nhận và đỡ cầu của đội phát cầu.
  • Một pha cầu: đây là một loạt các cú đánh đến từ cả 2 phía cho đến khi quả cầu rơi chạm đất và có tín hiệu của trọng tài khi tính điểm. 

Xem ngay: Bật mí những “siêu phẩm” vợt cầu lông cho nữ tốt nhất năm 2024

Quy luật đánh cầu lông đôi bạn nên biết

Quyết định đội giao cầu

Đây là quyết định được ra bởi trọng tài, quyết định này dùng trong hầu hết các môn thể thao khác. Khi đó trọng tài tung đồng xu và lựa chọn đội nào thi đấu trước, còn trong cầu lông là sẽ có quyền chọn sân và phát cầu trước. 

Hai mặt của một đồng xu, câu chuyện cảm động về tình yêu - Benh.vn

Trọng tài tung đồng xu

Luật giao cầu 

  • Người giao cầu trước chỉ được giao cầu khi người nhận đã chuẩn bị sẵn sàng nhận cầu.
  • Đối với thi đấu đôi, người chơi có thể có thể đứng ở bất cứ vị trí nào bên trong phần sân thi đấu của mình, miễn là không che mắt người giao cầu và người nhận cầu của đội bạn.

Quy định ô giao cầu, ô nhận cầu

Đối với ô giao cầu thì bạn cần thực hiện như sau:

  • Đối với ô bên phải thì đội giao cầu chưa ghi điểm hoặc ghi điểm chẵn trong ván đó. 
  • Đối với ô bên trái thì đội giao cầu phải ghi được điểm lẻ trong ván đó. 
  • Ngoài ra với quả cuối cùng thì bên giao cầu cần đứng nguyên vị trí trước đó để thực hiện dù ở ô nào. 

Luật chơi cầu lông và cách tính điểm

Cách thức giao cầu trong luật cầu lông đôi

Còn đối với ô nhận cầu cũng có quy định đơn giản, ngược lại so với ô giao cầu. Những người nhận cầu cần đứng chéo ô so với người giao cầu. 

Quy định ghi điểm, bắt lỗi

Đối với luật ghi điểm thì nếu như bên giao cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi một điểm. Người giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu tiếp theo. Còn đối với bên nhận cầu nếu như thắng pha cầu họ cũng có được 1 điểm, đồng thời cũng là bên giao cầu mới. 

Đối với các quy định về bắt lỗi thì sẽ được tính như sau:

  • Lỗi phát cầu không qua lưới, sai ô
  • Lỗi trì hoãn trận đấu của bất cứ vận động viên nào sẽ được quyết định bởi trọng tài.
  • Tự ý rời sân khi chưa có chỉ đạo của trọng tài
  • Cố ý dùng lời nói hay hành động để dừng trận đấu.

Vợt cầu lông dưới 500k chính hãng

Các lỗi sai trong luật đánh đôi cầu lông

  • Cố ý dùng các động tác để làm ảnh hưởng tới trạng thái bình thường của quả cầu như giẫm lên hay bựt lông cầu. 
  • Có hành động hay lời nói xúc phạm tới đồng đội, đối thủ, trọng tài….hay bất kỳ tác phong đạo đức không quy định trong luật.

Ngoài ra còn một số lỗi khác bạn cũng có thể tìm hiểu thêm. 

Quy luật đổi sân trong thi đấu cầu lông đôi

Trong quá trình thi đấu, hai đội sẽ được đổi sân khi:

  • Đổi sân sau khi kết thúc hiệp đấu đầu tiên
  • Kết thúc hiệp đấu đấu thứ 2 đổi sân lần nữa khi thi đấu thêm hiệp thứ 3
  • Nếu 1 đội đạt 11 điểm trong hiệp đấu thứ 3. 
  • Nếu như khi kết thúc hiệu mà chưa có đội nào đổi sân thì trọng tài có quyền tạm dừng trận đấu để 2 đội đổi sân trong thời gian cầu chết. KHi đó thì kết quả của trận đấu sẽ được giữ nguyên để tiếp tục tính. 

Trên đây là tổng hợp những quy định trong luật đi đấu cầu lông đôi. Luật thi đấu này được áp dụng cho cả khi thi đấu đôi nam, đôi nữ hay đôi nam nữ. Hy vọng với những thông tin bổ ích này sẽ sẽ giúp bạn có thể thi đấu một cách tốt nhất! Đừng quên liên hệ ngay với Kuno Việt Nam để sở hữu cho mình vợt cầu lông chính hãng, chất lượng hàng đầu nhé. 

Chia sẻ

Biên tập: KUNO SPORT