Bạn đang tự hỏi liệu có nên tháo cốt vợt cầu lông không? Và làm thế nào để quấn lại cán vợt sau khi đã tháo cốt? Hãy cùng khám phá ngay nhé.
Cốt vợt cầu lông là lớp quấn cán vợt thường có sẵn, giúp cho việc cầm nắm vợt trở nên chắc chắn hơn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc liệu có nên tháo cốt vợt cầu lông hay không? Vậy hãy cùng KUNO Việt Nam tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Có nên bóc cốt vợt cầu lông không?
Cốt vợt cầu lông là phần đầu của cây vợt, được chế tạo từ các vật liệu như graphite, sợi carbon, nhôm, titan và các hỗn hợp vật liệu khác. Những vật liệu này giúp cây vợt trở nên nhẹ, cứng và đàn hồi.
Một cây vợt cầu lông bao gồm các thành phần như dây đan bọc quanh phần đầu cốt vợt và tay cầm.
Cốt vợt cầu lông là lớp quấn cán vợt thường có sẵn
Hầu hết người chơi cầu lông cho rằng không cần bóc lớp cốt vợt của cây vợt từ nhà sản xuất, chỉ cần quấn thêm lớp băng quấn lên cán là đủ. Tuy nhiên, đây không phải là cách làm đúng. Hành động này chỉ làm tăng trọng lượng ở phần tay cầm và làm phần cán vợt trở nên to hơn do hai lớp chồng lên nhau. Điều này có thể làm cho việc xoay chuyển cây vợt trong các pha đập cầu dọc biên hoặc cầu ngoài tầm trở nên khó khăn.
Bóc cốt vợt cầu lông và thay băng quấn cán giúp bạn có phản hồi đập cầu tốt hơn, mang lại cảm giác vừa vặn và thoải mái hơn. Việc này cũng giúp tăng tính linh hoạt cho cây vợt.
Xem ngay: Top 7 chấn thương khi chơi cầu lông và cách sơ cứu hiệu quả
Cách bóc vợt cầu lông
Khi bóc cốt vợt cầu lông, nên làm từ từ và khéo léo để tránh làm hỏng lớp keo dính cốt cán. Nếu tháo quá nhanh, có thể lớp keo sẽ không bong ra được, gây khó khăn cho việc quấn cán sau này.
Thường thì bạn nên bắt đầu từ phía trên cây vợt và tháo xuống phần cuối của cán.
Có nên bóc cốt vợt cầu lông không?
Nếu phần đen của cốt cán dính quá chặt vào, bạn có thể dùng máy sấy tóc. Hơi nóng từ máy sấy sẽ làm cho keo tan ra, giúp dễ dàng tháo cốt cán mà không làm hỏng cây vợt.
Xem ngay: Cước cầu lông là gì? Cách chọn cước cầu lông phù hợp
Cách quấn cán vợt sau khi bóc cốt
Trước khi quấn cán vợt, việc vệ sinh sạch sẽ cán vợt là cần thiết. Để quấn cán vợt hiệu quả, bạn cần lựa chọn loại quấn phù hợp với thương hiệu, kích thước và độ dày.
Quấn cán vợt không chỉ giúp giảm mồ hôi lòng bàn tay mà còn tăng ma sát và cảm giác chắc chắn khi chơi cầu lông.
Cách quấn cốt vợt sau khi bốc cốt
Bước 1: Bỏ dải dây quấn cán vợt mới ra khỏi bao bì, sau khi tháo dây quấn vợt mới thì bạn sẽ được một dải dây quấn có một đầu nhỏ và một đầu lớn hơn. Lưu ý, bộ dây quấn có 1 miếng băng keo đen và bạn nên giữ nó lại để dán sau khi quấn xong.
Bước 2: Nên bắt đầu quấn từ phía cuối của cán vợt và sau đó dần dần quấn lên phía đầu cán. Phần đầu dây quấn lớn cần được dán vào cuối cán vợt (nhớ để lại một đoạn nhỏ để có thể quấn vào đáy cán vợt). Sau đó, xoay dây quấn một vòng đi dọc theo các cạnh dưới cùng của tay cầm.
Bước 3: Tiếp tục quấn dây với lực kéo vừa phải và dần dần từ phía cuối cán vợt lên phía đầu. Hãy căn chỉnh sao cho dây quấn quấn vừa đủ để bao phủ hết phần tay cầm vợt.
Bước 4: Khi đã quấn xong, bạn sử dụng miếng băng dính đen để cố định dây quấn và điều chỉnh lại sao cho vừa ý nhất.
Lựa chọn loại quấn phù hợp với thương hiệu, kích thước và độ dày
Bước 5: Kiểm tra lại các vết quấn một lần nữa để đảm bảo chúng gọn gàng và chắc chắn nhất có thể.
Xem ngay: Đánh cầu lông bị đau khủy tay: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý thế nào?
Một số lưu ý khi quấn cốt vợt cầu lông
Để trả lời cho câu hỏi có nên bóc cốt vợt cầu lông thì trước tiên bạn cần tham khảo những lưu ý dưới đây để biết được sự cần thiết của việc quấn cốt vợt cầu lông. Trong quá trình quấn cốt vợt cầu lông, thường không tránh khỏi một số lỗi phổ biến mà người chơi thường gặp phải. Để đảm bảo việc quấn cốt vợt được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả, có một số lưu ý quan trọng sau đây:
- Quấn cốt vợt cần phải được thực hiện một cách đều đặn và chặt chẽ. Quấn quá chặt có thể làm cho cảm giác cầm vợt không thoải mái và gây mỏi tay khi chơi lâu.
Quấn cán vợt giúp giảm mồ hôi lòng bàn tay và tăng ma sát
- Hạn chế quấn từ đỉnh cán vợt xuống phía dưới. Nhiều người chơi có thói quen này nhằm mục đích làm cho dải dây quấn dính chắc vào cán vợt, nhưng thực tế là điều này có thể làm cho phần cuối của dải dây trở nên lỏng lẻo và dễ tuột khi sử dụng.
- Lựa chọn loại dây quấn phù hợp với bạn, nếu bạn dễ bị đổ mồ hôi tay nên sử dụng quấn vải để tăng độ ma sát và giữ chắc cảm giác khi cầm vợt.
Với những lưu ý này, bạn sẽ có thể thực hiện quấn cốt vợt một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian khi chơi cầu lông.
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về việc liệu có nên bóc cốt vợt cầu lông không và cách quấn vợt cầu lông sau khi bóc cốt cũng như một số lưu ý mà bạn cần hạn chế. Hy vong bài viết này cũng sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu như bạn có thắc mắc hay muốn sở hữu những chiếc vợt cầu lông chất lượng uy tín thì hãy liên hệ với Kuno Việt Nam ngay hôm nay để được hỗ trợ.